Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Nông dân Sơn La đua nhau học nghề để làm giàu

Nhờ được chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhiều gia đình ở Sơn La đã giàu lên nhanh chóng. Toàn tỉnh  hiện có 28.573 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp, trong đó hộ SXKD giỏi; cấp huyện, thành phố có 6.644 hộ; cấp tỉnh 2.827 hộ; cấp Trung ương 284 hộ.

Từ năm 2009 - 2011, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Sơn La đã  tổ chức, phát động hiệu quả phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo. Các cấp hội đã giúp đỡ cho 38.423 lượt hộ được vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, Quỹ hỗ trợ nông dân trị giá trên 511 tỷ đồng, trong đó số dư nợ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội hàng năm trên 500 tỷ đồng.


Thông qua các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng trên 30.000 tấn phân bón các loại,  598 tấn ngô giống, hơn 100 tấn thức ăn chăn nuôi, 125 vạn con giống các loại.... Phối hợp với mạng lưới khuyến nông cơ sở, chuyển giao khoa học công nghệ mới, tổ chức trên 2.500 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 100 ngàn lượt nông dân tham gia, trong đó tập huấn và hội thảo đầu bờ theo các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho trên 10.000 lượt người; xây dựng trên 200 mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, VAC, kỹ thuật canh tác trên đất dốc…

Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm như: chè, cà phê, ngô thương phẩm, thịt bò chất lượng cao; việc đưa các loại giống mới có năng suất chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn vào sản xuất được áp dụng phổ biến ở nhiều nơi. Trong chăn nuôi, nông dân đã áp dụng các giống có năng suất, chất lượng cao như: bò sữa, bò laisind, bò thịt chất lượng cao, dê bách thảo, gà siêu thịt, lợn lai hướng nạc, lợn siêu nạc... đã khai thác được tiềm năng và lợi thế của địa phương. các bạn mới lớn thì đi học nghề điện tử tại các trung tâm

Trong phong trào sản xuất, chăn nuôi điển hình có các hộ: ông Mùa A Sồng ở bản Suối Cáy, xã Suối Bau, huyện Phù Yên có  35 con trâu, bò phát triển thêm các cây, lương thực trừ chi phí có lãi từ 145 - 155 triệu đồng/năm; ông Đinh Văn Tuyến ở bản Kíu và ông Đinh Văn Thiên ở bản Chài 1, xã Huy Thượng, (Phù Yên) có thu nhập từ chăn nuôi gia cầm đạt trên 200 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Công Bắc ở tổ 4, phường Chiềng Sinh, (Thành phố) thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm… Ngoài làm giàu cho gia đình, các hộ còn nhận giúp đỡ hộ nghèo về con giống, thức ăn và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Nhiều hộ nông dân các huyện Mai Sơn, Thành phố, Mộc Châu, Sông Mã, Thuận Châu đã tham gia thực hiện mô hình trồng rừng kinh tế bằng các giống tre lấy măng vừa đạt hiệu quả về kinh tế vừa có tác dụng che phủ đất, chống sói mòn. Bên cạnh đó, các dịch vụ buôn bán, dịch vụ vận tải, dịch vụ xay sát, dịch vụ chế biến nông sản, các nghề dịch vụ khác mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo đã khơi dậy và phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có của hàng chục nghìn hộ nông dân; biết kết hợp hài hoà giữa trách nhiệm cộng đồng và quyền lợi của người nông dân. Khi đã trở thành hộ SXKD giỏi, họ sẵn sàng tạo điều kiện giúp đỡ những hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo và làm giàu, thể hiện bản chất tốt đẹp, truyền thống tương thân tương ái của giai cấp nông dân Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét