Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Hòa Bình: 54% hộ nghèo sau khi học nghề đã thoát nghèo

Ngày 14/3, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với tỉnh Hòa Bình về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, nhiệm vụ năm 2013; đánh giá sơ kết ba năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sau 3 năm triển khai, đến nay số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề theo các trình độ là 8.549 người; trong đó: 66% là nữ; 71% là người dân tộc, 1.336 người thuộc hộ nghèo. Sau khi được hỗ trợ đào tạo nghề đã có 75% số người đã có việc làm; 54% hộ nghèo sau khi học nghề đã thoát nghèo.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh tỉnh Hòa Bình đã triển khai quyết liệt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua.

Để công tác đào tạo học nghề điện tử cho lao động nông thôn trên địa bàn tiếp tục phát huy hiệu quả, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Hòa Bình cần có những giải pháp nhằm tăng hiệu quả hơn nữa công tác đào tạo nghề; đẩy mạnh hướng nghiệp nghề cho học sinh phổ thông; tiêu thụ sản phẩm nghề cho người dân; nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề. Bên cạnh đó, tỉnh cần lưu ý đến việc đào tạo nghề, gắn với nhu cầu của địa phương, tránh tình trạng đào tạo xong không có việc làm; đánh giá nhu cầu việc làm để làm cơ sở mở các lớp đào tạo nghề cho hợp lý; không nên tổ chức lớp học tràn lan, học xong không có việc làm.

Vừa qua UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Theo đó, trong thời hạn 3 năm kể từ khi có quyết định thu hồi đất, người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề một lần.

Theo quyết định này, người lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội bị thu hồi đất mà không có đất để bồi thường, có đủ các điều kiện: Có hộ khẩu thường trú tại hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi; Nam trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến dưới 55 tuổi và có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm sẽ được hỗ trợ khoản kinh phí học nghề ngắn hạn tối đa là 3 triệu đồng/người/khóa học, tiền ăn 15.000 đồng/người/ngày thực học, đi lại không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Những lao động học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng được hỗ trợ theo các mức: không quá 12 triệu đồng/người/khóa học đối với trình độ trung cấp nghề hệ học 2 năm, không quá 18 triệu đồng/người/khóa học đối với trình độ trung cấp nghề hệ học 3 năm và  không quá 20,1 triệu đồng/người/khóa học đối với trình độ cao đẳng nghề
Những lao động trên địa bàn Hà Nội có đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi sẽ được hỗ trợ học nghề, vay vốn tạo việc làm tới 20 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Người lao động có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo hợp đồng; 100% chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp; hỗ trợ tiền ăn hàng ngày với mức 15.000đồng/ngày thực học; tiền đi lại 01 lượt đi và về từ nơi cư trú đến nơi học đối với học viên ở cách địa điểm trên 15km theo giá vé thông thường của phương tiện đi lại công cộng tại thời điểm thanh toán.

Những lao động này còn được vay với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội để chi trả các chi phí cần thiết mà người lao động đóng góp theo quy định ghi trên hợp đồng đối với từng thị trường lao động. Thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

Ngoài ra, Hà Nội cũng hỗ trợ người lao động có nhu cầu vay vốn với mức vay tối đa 20 triệu đồng/chỗ làm việc mới được tạo ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét