Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Ngành Điện tử công nghiệp có là ngành nghề dễ kiếm việc

Cùng với xu thế phát triển toàn cầu, Ngành điện tử công nghiệp là một trong những ngành đang phát triển mạnh hiện nay, do vậy cơ hội việc làm cho ngành học này luôn rất lớn.

Ngành điện tử công nghiệp là một chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, đây là ngành học khá thú vị với sự kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng.

Sinh viên ngành điện tử công nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, có kỹ năng thực hành cao về điện tử công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xã hội.

Tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp và đời sống hàng ngày. Với tầm bằng tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp trên tay, bạn dễ dàng tìm được một vị trí thích hợp tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến các thiết bị điện tử; các trung tâm, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng, điện tử hay các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành này.

Theo thống kê sơ bộ hiện nay nước ta có khoảng 30 trường đại học, 11 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp và hơn 100 cơ sở đào tạo nghề về chuyên ngành điện tử công nghiệp. Điều đó có thể thấy rằng nhu cầu tuyển dụng công nhân, kỹ sư có tay nghề liên quan đến ngành này luôn rất lớn. Tuy vậy điểm chuẩn ngành điện tử công nghiệp lại không hề cao, hệ đại học cũng chỉ dao động từ 14 đến 21 điểm.

Năm 2010, điểm chuẩn ngành điện tử công nghiệp của trường Đại học Điện lực hệ đại học là 15,5 điểm, hệ cao đẳng là 10 điểm; Trường Đại học Công nghệ -Đại học Quốc gia Hà Nội là 21,5 điểm hệ đại học, đại học Bách khoa Hà Nội hệ đại học 21 điểm và cao đẳng là 10 điểm, trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ lấy 14 điểm…..

Ngành học điện tử công nghiệp hiện đang rất thu hút sinh viên, song chỉ tuyển sinh viên khối A là chủ yếu. Bạn có thể theo học ngành học này tại khắp các tỉnh thành trên cả nước với tất cả các hệ đào tạo từ trung cấp, cho đến đại học hoặc cao hơn ở bậc thạc sỹ hay tiến sỹ như: Đại học công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải, Đại học công nghiệp Hà Nội, Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp, ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, Học viện Bưu chính viễn thông, ĐH Điện lực...

Hòa Bình: 54% hộ nghèo sau khi học nghề đã thoát nghèo

Ngày 14/3, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với tỉnh Hòa Bình về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, nhiệm vụ năm 2013; đánh giá sơ kết ba năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sau 3 năm triển khai, đến nay số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề theo các trình độ là 8.549 người; trong đó: 66% là nữ; 71% là người dân tộc, 1.336 người thuộc hộ nghèo. Sau khi được hỗ trợ đào tạo nghề đã có 75% số người đã có việc làm; 54% hộ nghèo sau khi học nghề đã thoát nghèo.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh tỉnh Hòa Bình đã triển khai quyết liệt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua.

Để công tác đào tạo học nghề điện tử cho lao động nông thôn trên địa bàn tiếp tục phát huy hiệu quả, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Hòa Bình cần có những giải pháp nhằm tăng hiệu quả hơn nữa công tác đào tạo nghề; đẩy mạnh hướng nghiệp nghề cho học sinh phổ thông; tiêu thụ sản phẩm nghề cho người dân; nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề. Bên cạnh đó, tỉnh cần lưu ý đến việc đào tạo nghề, gắn với nhu cầu của địa phương, tránh tình trạng đào tạo xong không có việc làm; đánh giá nhu cầu việc làm để làm cơ sở mở các lớp đào tạo nghề cho hợp lý; không nên tổ chức lớp học tràn lan, học xong không có việc làm.

Vừa qua UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Theo đó, trong thời hạn 3 năm kể từ khi có quyết định thu hồi đất, người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề một lần.

Theo quyết định này, người lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội bị thu hồi đất mà không có đất để bồi thường, có đủ các điều kiện: Có hộ khẩu thường trú tại hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi; Nam trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến dưới 55 tuổi và có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm sẽ được hỗ trợ khoản kinh phí học nghề ngắn hạn tối đa là 3 triệu đồng/người/khóa học, tiền ăn 15.000 đồng/người/ngày thực học, đi lại không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Những lao động học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng được hỗ trợ theo các mức: không quá 12 triệu đồng/người/khóa học đối với trình độ trung cấp nghề hệ học 2 năm, không quá 18 triệu đồng/người/khóa học đối với trình độ trung cấp nghề hệ học 3 năm và  không quá 20,1 triệu đồng/người/khóa học đối với trình độ cao đẳng nghề
Những lao động trên địa bàn Hà Nội có đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi sẽ được hỗ trợ học nghề, vay vốn tạo việc làm tới 20 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Người lao động có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo hợp đồng; 100% chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp; hỗ trợ tiền ăn hàng ngày với mức 15.000đồng/ngày thực học; tiền đi lại 01 lượt đi và về từ nơi cư trú đến nơi học đối với học viên ở cách địa điểm trên 15km theo giá vé thông thường của phương tiện đi lại công cộng tại thời điểm thanh toán.

Những lao động này còn được vay với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội để chi trả các chi phí cần thiết mà người lao động đóng góp theo quy định ghi trên hợp đồng đối với từng thị trường lao động. Thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

Ngoài ra, Hà Nội cũng hỗ trợ người lao động có nhu cầu vay vốn với mức vay tối đa 20 triệu đồng/chỗ làm việc mới được tạo ra.

Hướng 30% học sinh học nghề sau tốt nghiệp phổ thông

Đó là đề xuất của ông Văn Tuyết, Ủy viên Thường trực Uỷ Ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tại hội thảo “Việc thực hiện chính sách pháp luật về dạy nghề cho thanh niên” do Uỷ ban này phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc tổ chức ở Đà Nẵng ngày 19/7.

Thông tin tại hội thảo cho hay, hiện Việt Nam đã hình thành hệ thống dạy nghề chính qui với 3 cấp độ (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng) với mạng lưới rộng khắp trong cả nước. Tính đến cuối năm 2012 đã có 136 trường cao đẳng nghề và 307 trường trung cấp nghề (tăng 2,71 lần so với năm 2011), trên 800 trung tâm dạy nghề (tăng 5,4 lần) và 1.000 cơ sở tham gia dạy nghề đào tạo khoảng 1,8 triệu học viên/năm.
Hội thảo “Việc thực hiện chính sách pháp luật về dạy nghề cho thanh niên” do Uỷ ban này phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc tổ chức ở Đà Nẵng ngày 19/7 (Ảnh: HC)

Theo TS Vũ Xuân Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách – Pháp chế (Tổng cục Dạy nghề), các ngành nghề được đa dạng hóa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, với khoảng 820 lượt nghề được đào tạo ở hai trình độ cao đẳng và trung cấp. Khoảng 70% học sinh học tại các trường nghề đã tìm được hoặc tự tạo được việc làm sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên theo TS Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), những kết quả nêu trên vẫn chưa đáp ứng được thực tế mỗi năm có khoảng 400 ngàn học sinh tốt nghiệp THCS mà không học tiếp lên THPT, hàng trăm ngàn học sinh THPT không bước chân vào giảng đường đại học, cao đẳng.

Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD-TTN-NĐ bày tỏ mối quan ngại trước việc số lượng thanh niên Việt trong độ tuổi lao động ngày càng lớn song trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp, đa phần chưa qua đào tạo, dạy nghề hoặc làm việc không đúng chuyên môn.

"Việt Nam đang bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng với lực lượng lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm tỉ lệ cao, khoảng 30%, tương đương 15,2 triệu lao động/22,2 triệu người đang ở độ tuổi này. Trong khi đó, cả nước có hơn 41,8 triệu người, chiếm 85,1% lực lượng lao động, chưa được đào tạo. Việc phải đạt mục tiêu tạo việc làm cho 1.6 triệu người trong năm 2013 ẫn là thách thức lớn đối với toàn xã hội" - Bà Ngô Thị Minh nói.
Cần đổi mới chương trình theo hướng tích hợp lý thuyết với kỹ năng nghề để thu hút thanh niên đến với học nghề (Ảnh: HC)

Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Tuyết, Ủy viên Thường trực Uỷ ban VH-GD-TTN-NĐ kiến nghị, cần có quyết định chỉ tiêu về dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Quốc hội cần xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Thanh niên cho phù hợp, theo hướng đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Ông cũng cho rằng, cần sự nhập cuộc tích cực hơn nữa của Bộ GD-ĐT, LĐ-TB-XH để tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT, nhằm đảm bảo 30% học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông chuyển sang học nghề điện tử phù hợp với năng lực của các em. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi tín dụng cho thanh niên đi xuất khẩu lao động, vay vốn giải quyết việc làm.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, để thu hút thanh niên đến với học nghề, đòi hỏi sự đổi mới chương trình theo hướng tích hợp lý thuyết với kỹ năng nghề, đặc biệt chú trọng xây dựng các cơ sở mới tại những vùng khó khăn – nơi tỷ lệ thanh niên chưa qua đào tạo cao. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa các cơ sở đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh sự đột phá tích cực phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội và đổi mới cơ chế, chính sách để học viên học nghề có thể tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

Nông dân Sơn La đua nhau học nghề để làm giàu

Nhờ được chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhiều gia đình ở Sơn La đã giàu lên nhanh chóng. Toàn tỉnh  hiện có 28.573 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp, trong đó hộ SXKD giỏi; cấp huyện, thành phố có 6.644 hộ; cấp tỉnh 2.827 hộ; cấp Trung ương 284 hộ.

Từ năm 2009 - 2011, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Sơn La đã  tổ chức, phát động hiệu quả phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo. Các cấp hội đã giúp đỡ cho 38.423 lượt hộ được vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, Quỹ hỗ trợ nông dân trị giá trên 511 tỷ đồng, trong đó số dư nợ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội hàng năm trên 500 tỷ đồng.


Thông qua các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng trên 30.000 tấn phân bón các loại,  598 tấn ngô giống, hơn 100 tấn thức ăn chăn nuôi, 125 vạn con giống các loại.... Phối hợp với mạng lưới khuyến nông cơ sở, chuyển giao khoa học công nghệ mới, tổ chức trên 2.500 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 100 ngàn lượt nông dân tham gia, trong đó tập huấn và hội thảo đầu bờ theo các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho trên 10.000 lượt người; xây dựng trên 200 mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, VAC, kỹ thuật canh tác trên đất dốc…

Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm như: chè, cà phê, ngô thương phẩm, thịt bò chất lượng cao; việc đưa các loại giống mới có năng suất chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn vào sản xuất được áp dụng phổ biến ở nhiều nơi. Trong chăn nuôi, nông dân đã áp dụng các giống có năng suất, chất lượng cao như: bò sữa, bò laisind, bò thịt chất lượng cao, dê bách thảo, gà siêu thịt, lợn lai hướng nạc, lợn siêu nạc... đã khai thác được tiềm năng và lợi thế của địa phương. các bạn mới lớn thì đi học nghề điện tử tại các trung tâm

Trong phong trào sản xuất, chăn nuôi điển hình có các hộ: ông Mùa A Sồng ở bản Suối Cáy, xã Suối Bau, huyện Phù Yên có  35 con trâu, bò phát triển thêm các cây, lương thực trừ chi phí có lãi từ 145 - 155 triệu đồng/năm; ông Đinh Văn Tuyến ở bản Kíu và ông Đinh Văn Thiên ở bản Chài 1, xã Huy Thượng, (Phù Yên) có thu nhập từ chăn nuôi gia cầm đạt trên 200 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Công Bắc ở tổ 4, phường Chiềng Sinh, (Thành phố) thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm… Ngoài làm giàu cho gia đình, các hộ còn nhận giúp đỡ hộ nghèo về con giống, thức ăn và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Nhiều hộ nông dân các huyện Mai Sơn, Thành phố, Mộc Châu, Sông Mã, Thuận Châu đã tham gia thực hiện mô hình trồng rừng kinh tế bằng các giống tre lấy măng vừa đạt hiệu quả về kinh tế vừa có tác dụng che phủ đất, chống sói mòn. Bên cạnh đó, các dịch vụ buôn bán, dịch vụ vận tải, dịch vụ xay sát, dịch vụ chế biến nông sản, các nghề dịch vụ khác mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo đã khơi dậy và phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có của hàng chục nghìn hộ nông dân; biết kết hợp hài hoà giữa trách nhiệm cộng đồng và quyền lợi của người nông dân. Khi đã trở thành hộ SXKD giỏi, họ sẵn sàng tạo điều kiện giúp đỡ những hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo và làm giàu, thể hiện bản chất tốt đẹp, truyền thống tương thân tương ái của giai cấp nông dân Việt Nam.

Ông Đào Trọng Thi: Cử thanh niên “đi học nghề cốt là nhận tiền ăn rồi về”


Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội (ĐBQH TP. Hà Nội) đã nói như với Infonet sáng nay 2/11 bên lề Quốc hội về chương trình đào tạo học nghề điện tử cho lao động nông thôn hiện nay.
Ông Đào Trọng Thi. (Ảnh. Xuân Hải).

“Nhiều nơi người ta cử thanh niên nông thôn đi học nghề cốt là để nhận tiền ăn rồi về, bởi vậy hiệu quả kém”, ĐB Đào Trọng Thi nói.

Thưa ông, ông đánh giá như nào về Chương trình đào tạo tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 1956), được triển khai từ 2010 với mục tiêu đào tạo 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm và nguồn vốn ngân sách đầu tư trực tiếp dự kiến lên đến gần 26.000 tỉ đồng, đã và đang được triển khai?

Đặc điểm của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn là đào tạo trực tiếp cho thanh niên ở nông thôn và cũng là để họ lao động trực tiếp tại địa phương, tức là phải khai thác chính cái ngành nghề ở chính tại địa phương và cung cấp cho họ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ lại phát triển lao động và tạo ra những sản phẩm liên quan đến thế mạnh của làng quê. Nếu mà làm được cái đó một cách nghiêm túc thì rất là tốt, tức là mục tiêu thì rất rõ ràng, cụ thể và thực tế nhưng chúng ta có hai cái khó khăn.

Cái khó khăn thứ nhất, nhiều khi chúng ta cung cấp chương trình các lớp tập huấn nghề nó không bám sát vào thực tiễn để phát triển ngành nghề ở chính địa phương ấy, nếu không bám sát thực tiễn thì khi đào tạo nghề xong, người lao động không biết dùng để làm gì cả.

Còn cái thứ hai, tức là cái hiệu quả chương trình kiến thức trong đào tạo nghề, vì nó phải bám sát vào các ngành nghề đã có các chương trình kiểm nghiệm trong thực tiễn. Ví dụ mình đào tạo cái nghề mà nó chưa thể áp dụng được vào thực tiễn thì lãng phí, bởi vậy các chương trình nội dung trong đào tạo nghề cũng không chuẩn bị được kỹ. Hai nữa là tổ chức lớp học đôi khi còn mang tính chất đối phó, hình thức và mang tính chất để giải ngân mà không được kiểm soát, giám sát và tổ chức một cách nghiêm túc. Bởi vậy nhiều nơi người ta cử thanh niên nông thôn đi học nghề cốt là để nhận tiền ăn rồi về, bởi vậy hiệu quả kém.

Tôi cho rằng nếu cái này mình đặt ra mục tiêu, ý tưởng rất là hay nhưng thực hiện không nghiêm túc, thì rất có thể là sự lãng phí. Lãng phí ở đây có thể là lãng phí cả tiền của nhà nước và lãng phí cả thời gian của người lao động nữa và không khéo tạo ra một cái một cái môi trường xấu, một cái gọi là cái nề nếp kỷ cương không tốt nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động tại khu vực đó về thái độ lao động, tinh thần lao động của họ, theo tôi cái đó phải nghiên cứu kỹ.

Thưa ông, theo Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn mục tiêu là đến 2015 sẽ có 40% lao động nông thôn có nghề và 2020 là có 50% lao động nông thôn, đặc biệt là thanh niên nông thôn sẽ có nghề, vậy theo ông mục tiêu của đề án này có đạt được như mục tiêu đề ra hay không thưa ông?

Cái mục tiêu như vậy tôi cho rằng kỳ vọng hơi cao và mình cứ cố đặt được về mặt hình thức thì như tôi vừa nói nó có hai cái khiếm khuyết của chương trình đó là về hình thức ta có thể nói như vậy nhưng trên thực chất hiệu quả không có. Ví dụ lấy tiêu chí gì để đánh giá. Vì cái này nó khác với chuyện đào tạo một người lao động có một cái nghề để đi làm việc mà đây là mình tập huấn cho họ để làm chính cái nghề của họ đã có, thì như thế nào để thể hiện họ được đào tạo nghề, tiêu chí gì để khẳng định họ được đào tạo nghề và để chứng nhận họ đã qua một chương trình đào tạo.

Cái thứ hai là có cách gì để đánh giá một cách nghiêm túc là có bao nhiêu người tìm được việc làm, có khi họ lại làm chính cái việc trước đó họ đã có, thì làm sao có thể biết được tác động của lớp học này hay là không học nó vẫn thế. Cái này đặt ra chỉ tiêu nhưng cái tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức nói tóm lại là không rõ ràng, bởi vậy rất khó đánh giá kết quả thực hiện. Bởi vậy cái chỉ tiêu ấy muốn bao nhiêu cũng có thể lý giải được.

Theo ông cần làm phải làm như thế nào để việc đạo tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là thanh niên nông thôn được hiệu quả và họ có thể tìm được việc làm sau khi được đào tạo nghề?

Tôi nghĩ cần phải tính thật là kỹ và không nên chạy theo các chỉ tiêu mang tính chất về số lượng và hình thức, mà mình phải làm một cách nghiêm túc, hiệu quả. Có thể nó chậm về thời gian ban đầu nhưng khi vào nề nếp rồi, khi triển khai sẽ đạt được hiệu quả và quy mô của dự án có thể được nâng lên. Theo tôi cách đầu tiên là mình đi chậm nhưng chắc, làm một cách chắc chắn có hiệu quả thực sự và một cách nghiêm túc thế thôi.

Việc đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc, sau khi học nghề xong đồng bào cũng không có việc làm, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Điều này nó cũng gần giống như nông thôn, tuy nhiên đối với việc đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thì nó thể hiện rõ nét hơn vì quy mô thể hiện hẹp hơn, địa bàn cũng vậy, số nghề phù hợp với đời sông của bà con dân tộc thì lại càng ít hơn nữa. Và tôi phải nói thật là khi trình độ phát triển của bà con đang ở mức thấp thì thực ra việc đào tạo nghề là không có nhu cầu, người ta còn đang làm theo nhưng kinh nghiệm và thói quen của họ mà mình đào tạo nghề thì họ chưa có nhu cầu.  

Tuyển sinh 2014: ngành Hot vẫn có nguy cơ thất nghiệp

 Kinh tế, tài chính, ngân hàng luôn được đánh giá là ngành “hot”. Thống kê của Bộ GD&ĐT, bình quân trong ba năm (2013-2015), số thí sinh đăng ký vào nhóm ngành này chiếm xấp xỉ 41% so với tổng số hồ sơ đăng ký dự thi.

Dù mới chỉ bắt đầu giai đoạn làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2014, việc lựa chọn ngành nghề nào đang là mối bận tâm của nhiều thí sinh và gia đình
Theo ghi nhận, nhiều thí sinh vẫn lao vào các ngành nghề “hot” như: Kinh tế, thương mại... Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, càng ngành “hot”, càng dễ thất nghiệp.
Ngành kinh tế vẫn “hot”
Chỉ mới đang giai đoạn “nghiên cứu” ngành, nghề và trường thi của các thí sinh sắp dự thi ĐH, CĐ năm 2014, nhưng có thể thấy xu hướng lựa chọn ngành thi của thí sinh năm nay được chi phối bởi thu nhập, cơ hội việc làm khi ra trường. Đối với những thí sinh có học lực khá, giỏi chọn giải pháp “an toàn” nhất vẫn là thi vào các khối trường quân đội, công an.
Minh chứng rõ nhất là tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 vừa được tổ chức tại ĐH Bách khoa Hà Nội với gần 2 vạn thí sinh tham dự. Các trường thuộc các ngành công an, quân đội, kinh tế, thương mại “áp đảo” khi được nhiều thí sinh quan tâm. Thí sinh cũng quan tâm đến những ngành đạo tạo chất lượng cao, các chương trình liên kết đào tạo của các trường ĐH trong nước với nước ngoài…
Chọn thi vào khoa Kinh tế của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh Nguyễn Thị Hương (Trường THPT Nguyễn Trãi, Thái Bình) cho biết: “Bản thân em cảm thấy mình là người năng động, có học lực tốt nên em mạnh dạn đăng ký thi vào khối ngành kinh tế. Em thấy cũng rất nhiều bạn lựa chọn các ngành khối kinh tế như: Tài chính, Thương mại… để dự thi năm nay”.
Thí sinh Nguyễn Thị Oanh (THPT Công Nghiệp B, Hòa Bình) chia sẻ: “Năm nay, em đăng ký dự thi vào ĐH Thương mại. Ở môi trường kinh doanh, em sẽ phát huy được sở trường của mình. Dù đang trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhưng tương lai em nghĩ đây vẫn là nghề được yêu chuộng, có thu nhập tốt và môi trường làm việc rất năng động so với các ngành nghề khác. Có khi lúc em ra trường, nền kinh tế lại được vực dậy thì chúng em tha hồ có đất sống”.
Dễ thất nghiệp
 Lý giải hiện tượng thí sinh dự thi vào các trường ngành công an mỗi năm một đông, một cán bộ của Phòng Kế hoạch tuyển sinh (Cục Đào tạo, Tổng cục Xây dựng lực lượng, Bộ Công an) cho biết: “Thí sinh chọn vào các trường công an ngoài chuyện yêu thích thì trong quá trình học tập các em được miễn học phí, được cấp phát tư trang… Khi ra trường, các em thuộc biên chế làm việc trong ngành công an. Năm nay, Bộ Công an cũng “nới lỏng” những tiêu chí xét tuyển, nên số thí sinh tham gia xét tuyển và đăng ký dự thi dự kiến sẽ tăng hơn năm trước”.
Đó là lợi thế khi vào các trường công an, quân đội. Thế nhưng, với các thí sinh vẫn lựa chọn một số ngành “hot” thuộc khối kinh tế, sẽ rất đáng lo ngại bởi khối ngành này đang dư thừa nguồn nhân lực, có nguy cơ thất nghiệp cao khi ra trường. TS Phạm Mạnh Hà (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) nhận xét: “Thí sinh hiện nay vẫn còn lựa chọn nghề theo cảm tính, phong trào. Nếu thí sinh dựa vào xu hướng hồ sơ ngành “hot” mà lựa chọn nghề thì đó là một sai lầm. Nên lựa chọn ngành nghề theo sở trường, năng lực và đam mê, nếu không các em chỉ mãi chạy theo nghề nghiệp”.
Chỉ ra một thực tế hiện nay học sinh đổ dồn vào khối ngành kinh tế,mà ít chọn các ngành liên quan đến học nghề điện tử thầy Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, hiện tượng này diễn ra từ nhiều năm nay. Nó xuất phát từ nhu cầu của xã hội những năm vừa qua. Bên cạnh đó, nhận thức của thí sinh là học kinh tế thì sau này ra trường sẽ có những công việc thu nhập tốt. Đó là một sự hiểu lầm đáng tiếc. Thí sinh thích là do cảm tính, theo tâm lý số đông muốn vào ngành kinh tế cho “sang”. Các trường ĐH, CĐ chạy theo nhu cầu của học sinh mà mở đào tạo ngành kinh tế tràn lan.
Điều này cũng cho thấy công tác tuyên truyền hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông hiện nay thực hiện chưa chu đáo, học sinh chưa có ý thức cho ngành nghề của mình. “Cách hướng nghiệp hiện nay ở trường phổ thông chỉ “gói gọn” trong quyển hướng dẫn tuyển sinh, nội dung rất chung chung. Cần hướng dẫn các em chọn nghề theo năng lực, sở trường và dự báo nguồn nhân lực. Nếu sinh viên làm không đúng ngành nghề khi ra trường, lại phải theo học nghề khác thì rất lãng phí thời gian và tiền bạc. Xã hội dư thừa nhân lực, trong khi nhiều ngành nghề khác rất cần mà không có”, thầy Nguyễn Tùng Lâm cho biết thêm.
Xem thêm video đang được theo dõi nhiều trên tinmoi.vn: Cô gái xinh đẹp gây sốt với hình xăm khắp người

Tân trang đồ điện tử - nghề hốt bạc


Độc hại nhưng kiếm tiền cũng khá, đó là nghề tân trang hàng điện tử ở Hà thành. Giữa thời buổi công nghệ thông tin, học nghề điện tử, đâu đâu cũng thấy tin học thì việc xoay sang "mông má" máy vi tính quả là thức thời.

Vào TP. Hồ Chí Minh từ đầu những năm 1990 khi tuổi mới ngoài đôi mươi để học sửa chữa xe máy, nhưng con đường lập nghiệp của Th. (xin được phép giấu tên) ở Đuôi Cá, Hoàng Mai, Hà Nội lại "phát" từ nghề tân trang đồ điện tử, nhất là tivi và đầu đĩa. Lúc đó, nghề này ở Sài Gòn đã bị coi là lỗi thời thì ngoài Hà Nội vẫn còn rất mới mẻ. Với con mắt kinh doanh tinh tường nên sau khi ra Hà Nội, thay vì mở cửa hàng sửa chữa xe máy (nghề đã học), Th. mở dịch vụ tân trang (mà dân trong nghề hay gọi là "mông má") đồ điện tử ở khu vực chợ Giời (phố Huế), nơi được coi là trung tâm của hàng "second -hand".

Nhiều người "hái" bộn tiền từ việc tân trang đồ điện tử- ảnh minh họa

Hiến máu bất kể khi nào bệnh viện cần

Vào thời điểm đấy, những chuyến tàu viễn dương cập cảng Hải Phòng đa số là "hàng bãi" nhập từ Nhật về. Những chiếc tivi, đầu đĩa chất lượng tốt, chỉ bị xây xước tý chút ngoài vỏ chính được đưa về Hà Nội ùn ùn để tân trang lại rồi phân phối đi khắp thị trường miền Bắc. Như "cá gặp nước", xưởng tân trang của Th. đã phất nhanh chóng và mở rộng mạng lưới khắp thị trường Hà Nội.

Vào những ngày cao điểm, hàng trăm chiếc tivi đã được đưa vào đây để "làm đẹp" với giá rẻ cũng vài chục nghìn đồng/cái. Đó là thời điểm 1995-1996, mức thu nhập ấy thật là "khủng". Khi đã giã từ nghề này, Th. tiết lộ, có một số công ty tên tuổi chuyên lắp ráp tivi trong nước cũng là bạn hàng thường xuyên của anh.

Sau khi đã có một vốn liếng kha khá, Th. nhanh chóng từ bỏ nghề mang tính thời vụ này và trở thành ông chủ nổi tiếng của một loạt những gara ôtô và bảo dưỡng xe máy trên địa bàn Hà Nội. Còn nghề tân trang đã được anh em họ hàng, vốn là thợ của Th. "tiếp quản" với hơn chục cửa hàng nhỏ, chủ yếu xung quanh khu vực phố Huế và Hai Bà Trưng.

Để mở một cửa hàng tân trang đồ điện tử cũng khá đơn giản với thiết bị quan trọng nhất cũng chỉ là một chiếc máy phun sơn hơn chục triệu đồng. Còn thợ, chỉ cần học vài buổi là có thể thực hiện được mấy công đoạn là đánh bóng và phun sơn.

Th. nói: "Nghề này, có mối quan hệ tốt thì kiếm tiền cũng không khó. Tuy chưa đến nỗi "sinh nghề tử nghiệp", nhưng có lẽ đây là một trong những nghề độc hại nhất. Hàng ngày, người làm trực tiếp luôn phải sống trong một bầu không khí đầy bụi sơn". Ngay như Th., dù đã bỏ nghề gần chục năm nhưng khi nhắc lại vẫn có lúc cảm thấy sợ vì ăn cơm cũng thấy mùi sơn.

Sơn (một trong những người thợ đầu tiên của Th.), chủ cơ sở tân trang trên đường Hai Bà Trưng cho biết: Làm nghề này bây giờ khó lắm vì "mật ít, ruồi nhiều". Tivi, đầu đĩa của các hãng bây giờ tràn ngập thị trường, giá cả cũng phải chăng nên "đất sống" cho hàng bãi còn rất ít. Để tồn tại được, họ phải chuyển sang "mông má" cho vi tính.

Đúng là giữa thời buổi công nghệ thông tin, đâu đâu cũng thấy tin học thì việc xoay sang "mông má" máy vi tính quả là thức thời. Cửa hàng của Sơn bây giờ chỉ còn lác đác vài cái ti vi hay dàn loa để tân trang, còn lại hầu hết là màn hình vi tính. Tôi để ý thấy những chiếc màn hình compact, IBM lúc mới đến trông nhem nhuốc, trầy xước khắp nơi, vậy mà chỉ mất khoảng nửa tiếng đã trở nên long lanh như mới. Thậm chí có cái vỏ màn hình lúc đầu màu ghi, vậy mà chỉ cần qua một vài thao tác như đánh giấy ráp, phun sơn lại đã thành màu trắng sữa rất bắt mắt.

Theo lời Sơn thì để làm một cái màn hình, giá chỉ 100-120 nghìn đồng, công chẳng đáng bao nhiêu vì chi phí bây giờ rất cao, chỉ có những chủ cửa hàng buôn bán mặt hàng này là lãi lớn. Một cái máy cũ, sau khi được làm đẹp, giá có thể tăng lên hàng triệu đồng và khách hàng là người bị thiệt thòi. Đây cũng chính là thủ đoạn nhập nhèm của một số cửa hàng kiếm lời bằng cách "luộc lại" những chiếc máy cũ để đem bán.

Đủ "chiêu" kiếm tiền

Không chỉ kiêm làm thợ "mông má" hàng điện tử, có thời gian (năm 2010) Sơn còn chuyên gom hàng điện tử phế thải để "đãi vàng". Với thói quen tự mày mò tìm thông tin trên mạng, Sơn biết được việc sản xuất các sản phẩm công nghệ điện tử luôn cần đến một tỉ lệ vàng nhất định. Anh cho rằng, đó chính là sự "vi diệu" của vàng.

Nhận ra trong "rác" có "vàng", Sơn đã lần mò tìm mua những cuốn sách dạy cách tách vàng từ những chiếc máy tính, điện thoại di động hỏng. "Trong quá trình nhận sửa chữa đồ điện tử cho khách, tôi đã nhiều lần nảy ra ý định tìm cách tách vàng từ các linh kiện. Tôi phải cất công tìm hiểu rất nhiều cách "đãi" vàng từ đồ phế thải điện tử. Ban đầu, tôi chỉ thuần túy là đốt cháy nhiều linh kiện điện tử để quan sát xem sau khi cháy đống linh kiện "biến hình" ra sao. Nhưng nhiệt độ đốt cháy trong điều kiện thông thường chủ yếu chỉ làm cháy phần nhựa trong các linh kiện điện tử thôi, còn các kim loại thì vẫn trơ trơ. Sơn lại mày mò cách làm mới…", Sơn nói.

Theo lời Sơn kể, giá thu mua khá rẻ chỉ khoảng 120-150 nghìn đồng/kg bo mạch. Hàng ngày, anh mất nhiều giờ đồng hồ với các bo mạch cũ. Đầu tiên là phân loại và tháo dỡ bằng tay từng bộ phận. Sau đó, dùng hóa chất ngâm bảng mạch điện tử để xem những gì sẽ tan chảy trong hóa chất. Với hy vọng sẽ "chắt" được vàng từ đống rác điện tử, nhưng kết cục Sơn cũng phải chùn lòng vì chưa nghĩ ra cách làm hữu hiệu.

Sau một thời gian "say" với những "bí kíp" tách vàng từ "rác" điện tử, Sơn lại quay về với thú "mông má" hàng điện tử. Đặc biệt, khi các sản phẩm công nghệ cao trở thành món hàng hot của người tiêu dùng thì các chiêu thức luộc, đánh tráo linh kiện điện thoại hàng hiệu đang là lĩnh vực Sơn quan tâm. Sơn kể rằng, nhiều cửa hàng, mối lái buôn bán, sửa chữa điện thoại thường có phương châm "mua của người chán, bán cho người cần". Vì thế, Sơn cũng xoay sang mua bán hàng công nghệ, từ điện thoại các loại như Iphone, Blackbery, HTC, Sam sung,... đến laptop, ổ cứng HDD…

Với Sơn, "thượng vàng hạ cám" gì cũng thử và đó là những "chiêu" hái bộn tiền…

Hàng “luộc” đã không còn dễ kiếm tiền như trước
Khi gặp "gà", Sơn cũng "luộc hàng" kiếm chút lời. Tuy nhiên, theo Sơn hàng "luộc" không còn nhiều như trước, phần lớn là dựng lại hàng cho mới hơn, bán được giá hơn. Chính vì vậy, dù những hàng điện thoại, laptop cũ bị hư hỏng phần cứng như bàn phím, màn hình, mainboard... vẫn được Sơn thu mua. Nếu chỉ hư hỏng nhỏ có thể thay thế, bán như hàng còn "zin". Nhưng với những hàng bị tổn hại nặng, Sơn mua "xác" để làm phụ tùng thay thế cho các món hàng khác tương đương.